Chào mừng bạn đến với Đổi tiền lẻ tại hà nội
83 Nguyễn Khang,Cầu Giấy, Hà Nội - 0858045555

Đổi tiền lẻ ở đâu phí thấp

Giữa tình hình nhà nhà người người đi chùa trong 3 tháng đầu năm tấp nập, nhu cầu dùng tiền lẻ để cúng phật, từ thiện, tích đức lại tăng. Mặc dù giá đổi tiền lẻ đã thấp điểm hơn dịp Tết. Tuy vậy để có được mức giá đổi tiền lẻ thấp nhất, quý khách cần tìm được địa chỉ đổi tiền lẻ uy tín.

Đổi tiền lẻ ở đâu phí thấp ? Gọi ngay hotline 0888.35.36.37 hoặc 085.804.5555 để được báo phí đổi tiền lẻ thấp nhất! Nhận đổi buôn số lượng lớn!

đổi tiền lẻ ở đâu phí thấp

Tại sao đi chùa lại cần tiền lẻ:

Không thả tiền lẻ sẽ không yên tâm?!

Đầu năm thường là thời điểm mọi người dành thời gian đi lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an và những điều may mắn cho bản thân và gia đình.

Cúng tiền khi lễ chùa, đình, đền, miếu… trong tâm thức của người Việt khởi nguồn mang ý nghĩa như là một chút công đức xây dựng tu bổ, là “giọt dầu”, nhang đèn dâng cúng Thần Phật, cũng là niềm hy vọng cầu mong may mắn, bình an, no đủ cho gia đình, người thân, lớn hơn là cho quốc gia, dân tộc…

Nhiều người cho rằng, đã đến chùa là phải đặt được tiền ở tất cả mọi nơi mới thể hiện lòng thành kính của mình với các bậc thần linh.

Năm mới, người ta không chỉ dùng tiền để lì xì mà còn để đi lễ chùa

Người dân vẫn cho rằng, phải đổi được tiền lẻ đặt rải khắp nơi mới thể hiện được lòng thành kính. Nhưng theo chuyên gia văn hóa thì việc làm đó không nên.

Chỉ cần thả tiền vào hòm công đức

Trao đổi với phóng viên Người Đưa Tin, GS. Trần Lâm Biền cho rằng, muốn công đức tốt thì không được làm tùy tiện, thiếu khoa học. Nếu làm khi không có kiến thức sẽ chỉ là cách làm cực đoan.

Sự áp đặt sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, làm nhòe nhận thức của quần chúng và khoa học. Ngay cả việc cung tiến cái gì, công đức như thế nào cũng cần theo khoa học.

Không phải cứ mang cái to lớn, giá trị hay rải tiền lẻ ở khắp nơi đã là tâm linh. “Đừng có đem đời áp đặt cho đạo. Đừng lấy cái tầm thường để phủ đạy lên trên trí tuệ”, vị giáo sư đầu ngành văn hóa nhấn mạnh.

GS. Biền cũng cho rằng việc để hòm công đức ở gian giữa trong các di tích hiện nay là cách làm hết sức tùy tiện. “Gian giữa là gian để đồ thờ. Hòm công đức dứt khoát không phải là đồ thờ”.

Hòm công đức dứt khoát không phải là đồ thờ

Do đó, với tấm lòng của mình, khi đến các nơi thờ tự, cách văn hóa nhất là chúng ta thả tiền vào hòm công đức. Dù ít dù nhiều nhưng đã là tâm linh là do bản thân mình, không nên so bì chuyện nhiều ít. Còn nếu rải tiền lẻ khắp nơi thì những người có trách nhiệm lại phải mất công đi thu gom tiền lẻ. Như thế là hết sức thiếu văn hóa.

Đi chùa văn hóa văn minh sẽ tô điểm thêm nét đẹp trong phong tục tập quán của người dân mình trong mắt người khác và phần nào định hướng cho thế hệ sau lối sống tích cực!

Đã như một thói quen ăn sâu, không biết từ lúc nào, những người đi lễ cảm thấy không yên lòng khi chỉ đi lễ bằng cái tâm và tay không, nếu không bỏ một chút tiền “lễ” e sợ bị quở phát hay những gì mình cầu nguyên không ứng nghiệm.

Hàng năm, nhu cầu tiền lẻ để “lễ” tăng cao vào mùa Tết và lễ hội, nhưng mấy năm nay, Ngân hàng Nhà nước đưa vào lưu thông các mệnh giá 500, 1.000 và 2.000 đã qua sử dụng một lần để tránh lãng phí, không in mới loại tiền này.

Chính vì thế nhiều cơ sở đã lợi dụng tình hình tăng giá phí đổi tiền lẻ lên rất cao nhằm chuộc lợi. Vì nhu cầu và quyền lợi của khách hàng, cơ sở đổi tiền lẻ của chúng tôi bình ổn giá phí hằng năm và luôn đưa ra phí đổi tiền lẻ thấp nhất thị trường! Dịch vụ giao hàng tận tay ưu đãi giảm giá với những khách hàng đổi buôn trong và ngoài Tết!

Gọi cho chúng tôi theo hotline 085.804.5555 để đặt hàng ngay hôm nay!

 

0858045555